Cách vái lạy trong đám tang, ý nghĩa của việc lạy và bái trong đám tang

Cách vái lạy trong đám tang

1. Đám tang (đám ma) là gì?

2. Nghi thức vái lạy trong đám tangLạy – vái là gì?

Cách lạy đám tang theo phong tục của người Việt Đi viếng đám tang cần vái lạy mấy lần

3. Ý nghĩa của cách lạy đám tang
Vái lạy trong đám tang khác gì với vái lạy trong các nghi lễ phật giáo, chùa, đền thờ,…. Đi viếng đám ma cần vái lạy mấy lần, vái lạy như thế nào cho đúng? Trong bài viết này, shophoatuoigiare.com sẽ giải thích chi tiết cho bạn đọc về nghi thức vái - lạy, ý nghĩa của cách lạy đám tang hay đi viếng đám ma cần vái mấy lần cho đúng. Vái lạy đúng nghi thức truyền thống không chỉ là thể hiện sự kính trọng, sự chia buồn, tiếc thương với người đã khuất mà còn là sự sẻ chia với người ở lại.
 

1. Đám tang (đám ma) là gì?

Đám tang hay đám ma, lễ tang, tang lễ, tang ma là một trong những phong tục của Việt Nam. Bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa chết.Tang lễ được tổ chức khác nhau ở các dân tộc trên Việt Nam, mỗi một dân tộc có những nghi lễ tổ chức khác nhau mặc dù không nhiều nhưng đều có những bước cơ bản tương đối giống nhau ở các người Kinh cũng như các dân tộc thiểu số khác. Trong tang lễ ngày nay lại có những điểm khác so với thời kỳ từ thế kỷ 20 trở về trước.

Cách vái lạy trong đám tang, ý nghĩa của việc lạy và bái trong đám tang

2. Nghi thức vái lạy trong đám tang

Lạy – vái là gì?

Cách lạy đám tang đúng cách là thể hiện lòng cung kính với người đã khuất. Việc này không nên khinh suất mà cần phải thật tỉ mỉ. Đặc biệt là với sự cầu kỳ của phong tục của người Á Đông.
1. LẠY tức là chắp hai tay đưa cao quá trán và hạ từ từ xuống phía trước mặt đến ngang ngực và trong một số trường hợp rất cung kính thì người lạy tiếp tục quỳ xuống, chống hai lòng bàn tay xuống đất rồi đầu cuối đến khi trán chạm đất thì hết quy trình 1 lạy. Nếu người lạy ở tư thế đứng lạy thì có thể kẹp thêm một nén nhang giữa hai lòng bàn tay úp vào nhau cũng được. Với động tác lạy thì người lạy phải nhìn về phía trước, khi tay đưa xuống thì đầu đồng thời cuối xuống theo.

2. VÁI là đứng (hoặc quỳ), hai tay chắp như lạy nhưng động tác đưa xuống nhanh hơn và chỉ đưa đến trước ngực, đầu cúi xuống khi vái.Vái có hình thức tương tự như lạy nhưng tốc độ nhanh hơn, đầu hơi cúi. Vái làm sau khi lạy và chỉ vái 2 cái. Đây là các hình thức bắt buộc phải có trong phong tục của người Việt khi tham gia các lễ cúng tế, khi đi chùa, đặc biệt là khi dự đám tang.

Product main image

Cách lạy đám tang theo phong tục của người Việt

Cách lạy đám tang của Việt Nam sẽ đặc biệt hơn một chút. Đối với người Việt, khi vái lạy đám tang thì phân chia thành 2 kiểu đó là của 2 giới đàn ông và đàn bà.

Đàn ông: Vẫn là tư thế đứng nghiêm, chắp tay trước ngực, đưa tay lên quá đầu rồi cúi xuống. Sau đó, đưa tay xòe úp xuống đất, quỳ gối và cúi mình xuống, gần chạm trán với mặt đất. Cuối cùng, úp hai bàn tay lại để lên đầu gối chân trái, co lên và đứng dậy.

Đàn bà: Ngồi xuống đất để hai chân vắt chéo nghiêng về bên trái, bàn chân phải thì ngửa lên và để dưới đùi chân trái. Sau đó, chắp tay để trước mặt đưa lên trên trán rồi dần cúi đầu xuống. Để đầu gần chạm đất thì đưa xòe bàn tay để lên đầu. Để nguyên tư thế đó 1, 2 giây rồi lạy vài lần theo đúng nghi thức, sau đứng lên và lùi về sau. Người nhà đáp lễ người đến viếng cần trả bằng số lạy và số vái của họ để thể hiện sự “ đáp lễ đầy đủ”.

Thông thường thì lạy có 3 kiểu:

Lạy 2 lạy, lạy 3 lạy và lạy 4 lạy. Còn Vái (còn gọi là bái) thì chỉ thực hiện sau khi lạy và chỉ 2 vái mà thôi (cho dù có thực hiện 2, 3, hay 4 lạy cũng thế).

3. Theo người Việt Nam, việc vái lạy không chỉ dành cho khi khi đi dự đám tang, lạy khi cúng tế, lạy Phật ở chùa,... mà vái lạy còn dùng cho người sống nữa. Ngày xưa, chắc các bạn nghe từ "Lạy mẹ con đi lấy chồng", đọc thơ Nguyễn Du cũng thấy có việc lạy người sống đấy thôi. Ngày xưa ở miền Bắc (thời phong kiến) khi con dâu mới về nhà chồng đều phải lạy (còn gọi là "lễ") cha mẹ chồng. Hoặc khi làm lễ mừng thọ thì cũng có chuyện người sống lạy người sống đó thôi.

4. Về cách lạy: Người ta chỉ lạy 2 lạy dành cho người sống;

Lạy 3 lạy dành cho lạy Phật, lạy thần thánh (ví dụ khi cúng đất đai)

và lạy 4 lạy để lạy vong (hồn người chết).

5. Khi nhà nào đó có người qua đời thì người ta chỉ đi viếng (còn gọi là đi đám tang) sau khi đã nhập liệm (đã liệm người quá cố vào trong quan tài). Lúc đó mới có chuyện vái lạy.

6. Quan niệm về lạy khi dự đám tang cũng có nguyên tắc của nó. Khi người quá cố còn đó (dù đã liệm trong quan tài) thì vẫn được xem như người còn sống nên để lạy đúng thì chỉ lạy 2 lạy (và vái 2 vái). Một số gia đình có để bàn thờ Phật trước hương án có di ảnh người quá cố thì người đi đám lạy bàn thờ Phật 3 lạy (và 2 vái), sau đó lạy trước bàn hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy (như lạy người sống). Nếu khi đến thắp hương cho người quá cố (đã được an táng rồi) thì lại lạy 4 lạy (và vái 3 vái).

7. Việc đại diện gia đình (con, chồng/vợ, anh chị em,... của người quá cố) lạy đáp lễ (lạy trả) người đi đám tang chỉ thực hiện khi quan tài người quá cố còn đang quàng tại nơi làm lễ (gia đình, nhà tang lễ,...) chứ không thực hiện khi đã an táng xong người quá cố. Việc đáp lễ tức là thay mặt người quá cố đáp trả lễ của người đến viếng. Do đó, khi người đi viếng lạy bao nhiêu lạy thì phải đáp trả bấy nhiêu lạy (không nhiều hơn, không ít hơn). Điều này không phải là "trả hết lễ" mà chỉ mang ý nghĩa "đáp lễ một cách đầy đủ".

Đi chia buồn đám tang cần vái lạy mấy lần

Vái lạy khi đi viếng đám tang là nét đẹp truyền thống của ông cha ta. Không những thể hiện sự đau xót tiễn đưa người đã khuất về với suối vàng mà còn biểu thị lòng thành kính biết ơn với những công lao trời bể mà người mất khi còn sống làm được.

Đối với hình thức lạy thì chia thành 3 kiểu: lạy 2 lạy, 3 lay và 4 lạy, còn vái thì thường chỉ có 2 vái. Trong đám tang, cần thực hiện theo quy tắc sau:+ Chỉ lạy 2 lạy (và vái 2 vái).+ Trường hợp gia tang theo Phật và để bàn thờ Phật trước hương án có di ảnh người quá cố thì người đi đám lạy bàn thờ Phật 3 lạy (và 2 vái), sau đó lạy trước bàn hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy (như lạy người sống).
+ Nếu khi đến thắp hương cho người quá cố (đã được an táng rồi) thì lại lạy 4 lạy (và vái 3 vái).

Product main image

 

Người Công Giáo vái, lạy trong đám tang như thế nào thì đúng luật Hội Thánh

Cho đến hiện tại, chưa có một quy định hướng dẫn cụ thể nào của Hội Thánh Việt Nam đối với việc vái lạy trong đám tang, đặc biệt là đám tang người ngoài Công Giáo.

Tuy nhiên, Giáo Hội hoàn vũ và Việt Nam đã ban hành những quyết định sau:

Ngày 2-10-1964, Toà Thánh ban phép cho các Đấng Bản quyền Việt Nam được áp dụng huấn dụ Plane Compertum Est (ban hành ngày 8 tháng 12 năm 1939) của Bộ Truyền Giáo liên quan đến việc tôn kính các tổ tiên trong nước Việt Nam.

Tại Nha Trang ngày 14-11-1974, các Giám Mục thuộc Ủy Ban Giám Mục về Truyền Bá Phúc Âm đã ký tên ban hành quyết định như sau:

Trong tang lễ, được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong tục địa phương để tỏ lòng cung kính người đã khuất, cũng như Giáo Hội cho đốt nến, xông hương, nghiêng mình trước thi hài người quá cố.

Vậy người Công Giáo khi đi đám tang thì phải vái lạy thế nào là đúng và chuẩn nhất

Khi đi đám tang người ngoài Công Giáo, người Công Giáo được phép vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái một cách bình thường theo phong tục truyền thống của người Việt

 

 

Tham khảo các mẫu hoa chia buồn phổ biến: http://shophoatuoigiare.com/shop/dat-hoa-chia-buon

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Liên hệ đặt hoa : 0981 999 002 - 0988 903 205  ( zalo.viber)

 

Chia sẻ bài viết